Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, ngành kinh doanh sơn; trong đó có sơn công nghiệp vẫn rất tiềm năng, nhờ vào ngành xây dựng và công nghiệp. Dù kinh tế còn khó khăn nhưng tỷ suất lợi nhuận mà ngành này mang lại vẫn khá ổn định…
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ xây dựng cao nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nên nhu cầu về sơn nước cũng tăng cao, do sự phát triển của các lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất, bảo quản công nghiệp, ô tô…
Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước có thị phần đáng kể. Thống kê cho thấy, Việt Nam có hiện có 600 doanh nghiệp ngành sơn; trong đó, 70 doanh nghiệp là có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 65% thị phần, với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn từ các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ.
Về dư địa tăng trưởng, ngành công nghiệp sơn và chất phủ Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 383 triệu USD năm 2018 lên 459 triệu USD vào cuối năm 2022. Ngành công nghiệp này ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong những năm qua, do sự phát triển tích cực của lĩnh vực xây dựng.
Tại Việt Nam, các công ty sơn ngoại nổi tiếng như: PPG, Jotun, AkzoNobel, Nippon Paint, 4 Oranges… đã tạo dựng được danh tiếng, với đầy đủ chủng loại; trong đó, mỗi loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt, ngoài làm sơn trang trí nội – ngoại thất, còn phục vụ cho nhiều mục đích như sơn phủ tôn mạ màu, kết cấu nhà xưởng, sân bay, đóng tàu, gỗ, vỏ đồ uống.
Do đó, người tiêu dùng phổ thông thường sẽ ít biết hoặc không biết đến các hãng sơn này. Điển hình như Tập đoàn PPG đến từ Mỹ. Đây là “ông lớn” trong ngành sơn, được đánh giá là có thị phần lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1883. Hiện tại, sơn PPG có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp hệ thống sơn công nghiệp, sơn bảo vệ, sơn tàu biển, sơn ô tô, sơn máy bay, sơn xe máy, chất phủ bề mặt và đã có mặt trên 70 quốc gia.